Bảo dưỡng xe côn tay và những lưu ý không phải ai cũng biết

Việc thường xuyên bảo dưỡng sẽ giúp cho “xế cưng” của bạn luôn vận hành một cách trơn tru và mạnh mẽ. Nếu không được quan tâm đúng mực sẽ dễ dẫn đến những hư hại khó khắc phục.

Khác với xe số tự động và tay ga thông thường, việc bảo dưỡng xe côn tay cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, tốn nhiều công đoạn và thời gian công sức hơn. Thông thường các bộ phận khi bảo dưỡng xe côn tay không khác biệt nhiều so với 2 dòng xe trên đó là cần chú ý tới lọc gió, dầu (nhớt) động cơ, nhông, sên, bugi,…

Thay dầu (nhớt) cho động cơ

Động cơ được xem là bộ phận quan trọng nhất trên xe giống như trái tim của con người, do đó muốn cho máy móc hoạt động một cách trơn tru, bền bỉ thì khâu kiểm tra và thay dầu đúng định kỳ sẽ tăng tuổi thọ cho xe.

Thông thường, cứ sau mỗi 1500km thay một lần hoặc có thể thấp hơn tùy thuộc vào loại dầu nhớt mà bạn dùng. Nếu bạn để dầu (nhớt) quá hạn không chịu thay thì sẽ tạo ra sự mài mòn làm nhanh hỏng lá côn hơn bình thường, đồng thời giảm tuổi thọ của xe.

Thay lọc gió, lọc nhớt

Theo lời khuyên của các chuyên gia, sau khi bạn chạy xe côn tay được một quãng đường dài 7.000km đến 10.000km thì nên đi thay bộ phận lọc gió và nên thay lọc nhớt khi đã di chuyển được 6.000km.

Điều chỉnh tay côn

Sau một thời gian sử dụng xe tay côn sẽ xảy ra tình trạng độ rơ và nếu độ rơ quá lớn có thể gây nên tình trạng bóp hết mà côn tay chưa ngắt hết khiến cho việc vào số bị cứng, giật hoặc kêu. Bạn chỉ cần chỉnh lại theo độ rơ chuẩn là 8-12mm bằng cách xả ốc phải rồi xiết ốc trái tại hai chỗ chỉnh côn ở lốc máy và trên tay côn, muốn tăng độ rơ nhiều lên thì bạn làm ngược lại.

Bảo dưỡng nhông, sên, đĩa

Mặc dù là bộ phận nhỏ trên xe nhưng các bộ phận nhông, sên, đĩa nếu được bảo dưỡng thường xuyên cũng sẽ giúp tăng tuổi thọ của xe.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, cứ sau số km quãng đường di chuyển được 15.000km thì nên thay mới toàn bộ. Trong trường hợp vệ sinh sên nhận thấy mắt sên không có đệm cao su thì có thể vệ sinh bằng dầu hỏa thay thế.

Lọc bụi than trong động cơ

Bạn nên vệ sinh bụi than động cơ bằng dụng cụ chuyên dụng ở các cửa hàng xe máy để lọc sạch các loại bụi bẩn, tạp chất. Theo khuyến cáo, cứ sau quãng đường di chuyển được từ 5 000 – 10.000 km nên vệ sinh 1 lần.

Thay bugi

Để đảm bảo hệ thống khởi động động cơ hoạt động bình thường, bạn nên thay bugi một lần sau quãng đường di chuyển được 25.000 km. Bạn có thể mua bugi tại các cửa hàng bán phụ tùng chính hãng và tự thay thế tại nhà.

Bảo dưỡng xích xe

Còn xích xe chỉ cần dùng nhớt tra vào xích để tạo độ trơn cho xích. Nếu xích xe bị trùng thì cần phải tăng xích hoặc có thể cắt mắt xích. Trong trường hợp bạn đã cắt mắt xích rồi mà vẫn bị trùng thì tốt nhất bạn nên đi thay một bộ xích mới để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Những lưu ý “nằm lòng” cho những người lần đầu sử dụng xe côn tay

Thao tác về số: ”vận tốc nào thì số đó“ tức là vận tốc nhỏ thì đi số nhỏ để tránh tình trạng tắt máy và còn để tiết kiệm xăng thông thường thì từ 0 km/h – 10km/h đi số 1, từ 10km/h – 30 km/h đi số 2, từ 30km/h – 50km/h đi số 3 , từ 50km/h – 80km/h đi số 4, trên 80km/h đi số 5 hoặc 6 (nếu có).

Thao tác bóp côn: “bóp nhanh thả từ từ” tức là khi bóp côn phải nhanh và dứt khoát. Ngược lại khi nhả côn thì nhả từ từ để tránh tình trạng bị giật (bốc đầu).

Bóp côn vào số: Bóp côn là nhằm tách ly hợp của máy, để vào số. Trong trường hợp nếu không bóp côn mà vào số thì rất dễ làm mòn các chi tiết của hộp số và làm mòn bố nồi.

Bị đứt dây côn: Để ý rằng khi xe đang nổ máy, ta có thể vào số, trả số, mà không cần phải bóp côn, một cách êm ái tùy sự khéo léo của người điều khiển ở tất cả các số trừ khi vào số 1.

Bị đứt dây ga: Cách xử lý bạn chỉ cần vặn ốc chỉnh ga-răng-ti ở bình xăng con cho ga cao thêm là có thể chạy với tốc độ 30-40 km/h.

(Nguồn xe.nguoiduatin.vn)

VỀ CỬA HÀNG

CTY TNHH Thành Tâm Group

Tự hào là nơi mua bán trao đổi các dòng xe tay ga cao câp, chạy lướt, xe đẹp đời cao uy tín tại Cần Thơ

Liên Hệ Với Nhân Viên: 02929999999