Chỉ cần lưu ý và chăm sóc xe theo 8 bước sau, bạn sẽ có 1 chiếc xe máy bền đẹp bất chấp thời gian.
1. Chăm sóc yên xe
Dù bộ khung xe mới, nhưng sẽ không tốt nếu yên xe trông cũ và hư hại. Trước khi làm sạch, hãy dùng khí nén thổi sạch bụi bẩn. Nếu bỏ qua bước này, những hạt bụi sẽ cào xước bề mặt da. Sau khi thổi sạch, sử dụng chất tẩy rửa xe chuyên dụng. Chất tẩy chứa nhiều kiềm hoặc axit sẽ làm bề mặt da bạc màu, mục.Ngoài ra, phơi mưa nắng cũng khiến yên xe nhanh bạc màu và lão hóa. Sau đó làm sạch chất tẩy bằng nước và bọt biển, bước cuối cùng lau khô.
Nếu bề mặt da có dấu hiệu bạc màu, biện pháp đơn giản là dùng xi đánh bóng có nguồn gốc từ dầu mỏ.
2. Cho xe “thở sạch”
Để ngăn khói bụi, chúng ta thường mang khẩu trang khi ra đường, đối với xe cũng cần như vậy. Lọc gió không chỉ cung cấp lượng gió cần thiết cho bộ chế hòa khí mà còn là “chiếc khẩu trang” ngăn bụi bẩn, tạp chất từ môi trường bên ngoài lọt vào động cơ. Nếu lọc gió quá dơ/bẩn và bị tắc, lượng khí nạp vào động cơ giảm, nhiên liệu không cháy hết khiến xe không đạt được công suất tối đa, hao xăng hơn. Nên lưu ý làm sạch lọc gió với tần suất khoảng từ 1-2 tháng/lần tùy vào việc xe sử dụng nhiều hay ít và điều kiện môi trường.
3. Làm sạch
Chiếc xe sáng bóng đem lại vẻ đẹp và tăng sự tự tin cho người chủ.Mỗi người có những cách làm sạch riêng. Nhưng công đoạn bắt đầu là dựng chân chống giữa trên nền cứng để có thể quay bánh, chuyển số và vặn ga. Phun chất tẩy lên xe và dùng giẻ sạch cọ. Nên làm sạch thường xuyên để giữ xe mới. Để giữ vẻ tươi mới ban đầu, hãy xem xét đầu tư cho chất tẩy rửa, nước sạch. Các chất tẩy rửa mạnh trong công nghiệp sẽ làm xe hoen gỉ, sơn nhanh xuống màu. Ngoài ra nên đánh bóng để giữ xe trông như vừa xuất xưởng.
4. Kiểm tra lốp xe
Bạn nên để ý tới lốp xe, bởi lốp mòn, quá căng hoặc quá non đều không tốt. Lốp mòn không đồng đều dễ khiến xe bị rung lắc khi di chuyển. Lốp quá căng dễ làm cho lốp bị nổ khi đi với tốc độ cao. Còn lốp quá non cũng sẽ làm giảm khả năng điền đầy những lồi lõm trên đường đi và do đó, lốp dễ bị thủng khi đi qua các vật nhọn, sỏi đá trên đường.
Bước tiếp theo là kiểm tra những gân trên lốp xe để chắc rằng bạn được an toàn khi sử dụng chúng. Nên chọn loại lốp có gân trên bề mặt lốp sâu và rộng. Trên thị trường hiện có sẵn những lốp xe của nhiều hãng như Casumina, Honda…
5. Giảm ma sát tối đa
Bôi mỡ và bơm mỡ đầy đủ vào các vị trí cần thiết trong xe máy, đặc biệt là xích xe.Bánh xe luôn phải căng đầy hơi vì nếu bánh xe non hơi cũng gây tốn xăng.Phải cân chỉnh máy móc thật tốt, đặc biệt đối với bình xăng con, căn chỉnh điểm đánh lửa đúng, (nên nhờ thợ chuyên môn giúp đỡ).
– Khi xe đang chạy nhanh mà muốn giảm tốc độ hoặc những quãng đường phải thay đổi tốc độ liên tục thì nên cố gắng hạn chế để sự tang giảm tốc độ ở mức ít nhất.
– Khi xe bắt đầu chạy, nên bắt đầu cho xe chạy ở số nhỏ (số 1 hoặc số 2), những số này tạo lực vọt đi lớn để xe chuyển bánh nhanh lúc mới mở ga, như vậy chỉ cần tốn một ít xăng đã làm cho xe chạy được.
Nếu xe đang chạy nhanh mà muốn đi chậm lại thì nên giảm ga từ từ, tránh sử dụng phanh liên tục vì dùng phanh nhiều sẽ rất tốn xăng
6. Thay dầu nhớt đúng định kỳ
Nếu lọc gió được ví như lá phổi của xe thì dầu nhớt lại là máu huyết để xe hoạt động tốt. Động cơ máy được cấu thành từ nhiều chi tiết máy như: xu-pap, piston, trục cam… Khi hoạt động, các chi tiết máy khớp vào nhau để truyền động. Dầu nhớt có tác dụng bôi trơn cho piston hoạt động nhịp nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh. Hệ thống bơm giúp phun dầu nhớt vào các ngóc ngách bên trong động cơ để bôi trơn, làm lớp đệm giữa các chi tiết máy ma sát với nhau để hoạt động êm ái và hạn chế sự mài mòn sinh ra các mạt kim loại.
7. Bảo dưỡng ắc-quy
Ắc-quy không đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên ,tuy nhiên, định kỳ hàng tháng nên kiểm tra mức dung dịch trong bình. Nếu thiếu cần bổ sung nước cất hoặc đã khử ion. Các điện cực cũng cần được giữ sạch tới mức hoàn hảo để tránh bị mô-ve: làm sạch muôi, lớp trầm tích hoặc lớp oxi hóa bên ngoài. Nên kiểm tra ắc-quy bằng cả vôn kế và dụng cụ do tỷ trọng.
Bất cứ lúc nào máy đề yếu hoặc vài tuần không chạy xe thì đó là lúc bạn cần nạp cho ắc-quy thay vì để nó tiếp tục phóng điện.
8. Chăm chút sự an toàn
Những bộ phận khác đảm nhiệm sự an toàn khi vận hành xe máy chính là thắng (phanh), nhông xích (đối với xe số) và dây curoa (đối với xe ga). Nếu đang chạy xe trên đường với tốc độ cao mà thắng, nhông xích hay dây curoa đứt sẽ gây ra tai nạn đáng tiếc. Vì thế, mỗi lần bảo dưỡng xe, hãy nhờ các kỹ thuật viên kiểm tra những bộ phận này thật kỹ. Lái xe an toàn, tránh va chạm cũng là cách để “xế cưng” ở lâu hơn với chúng ta.
Nguồn NaNa