1. Khoanh vùng địa điểm cửa hàng xe máy cũ
Bạn nên xác định trước loại xe mà bạn muốn mua, tìm hiểu rõ mức giá của chiếc xe đó từ các cửa hàng xe trong khu vực mà bạn ở. Các cửa hàng xe máy cũ sẽ áp dụng hình thức quảng cáo trực tuyến bằng cách đăng thông tin online trên các trang website. Tuy nhiên, bạn nên hỏi địa chỉ cụ thể để đến tận nơi xem và kiểm tra xe trực tiếp!
Nếu giá bán của xe quá rẻ hoặc quá cao thì bạn nhớ thận trọng. Trường hợp xe nào khiến bạn nghi ngờ cao, bạn nên nhờ người quen rành về xe hoặc có thể yêu cầu mang xe đến thợ để nhờ kiểm tra.
2. Cẩn thận với “công nghệ luộc” xe của các cửa hàng xe máy cũ
Việc mua một chiếc xe đã qua sử dụng vừa ý, vừa chi phí kinh tế bỏ ra không phải là dễ. Thông thường, người mua sẽ chú ý nhiều đến giá cả chiếc xe, chất lượng cũ bao nhiêu phần trăm (%), số km đã đi, biển số, giấy tờ xe có liên quan… Tuy nhiên, nhiều “thợ xịn” đã thực hiện nâng đời xe và chỉnh sửa nhan sắc để lừa bán với giá cao. Thợ xe có thể “hô biến” những chiếc xe máy cũ, bị đụng trở thành những chiếc xe mới và mướt!
Thường xe cũ sẽ được thợ xe rửa kỹ, đánh giá chất lượng và mức độ mới của từng phụ tùng, rồi lên kế hoạch làm lại từng chi tiết và thay thế phụ tùng nếu cần thiết. Để lên đời xe, thợ lợi dụng việc cấp đổi biển số đã đăng ký mới, xóa sạch các dấu vết cũ. Thậm chí có những “dàn dựng” tinh vi đến mức độ chính thợ cũng bị lừa.
Do đó, người mua cần phải tham khảo các đánh giá, ý kiến và kiểm tra kỹ cửa hàng xe máy cũ mà mình đangcó dự định mua.
3. Kiểm tra tổng thể xe và các chi tiết phụ tùng của xe tại cửa hàng xe máy cũ
Bạn nhớ nhìn tổng thể chiếc xe, kiểm tra xem nước sơn có đồng đều màu hay không? Kiểm tra kỹ cả những góc khuất của xe, nếu những góc đấy không đều màu thì có khả năng xe đã được tân trang sơn sửa lại.
Bạn thử khởi động xe, xem có dễ dàng không? Và tiếng động cơ xe có êm tai hay không? Với xe số, thì thao tác sang số phải thuận tiện không bị kẹt số khi tăng hay giảm số. Với xe tay ga, thì thao tác vặn tay ga phải “mướt”, tiếng nổ máy phải đều, giòn, không bị giật… Để yên tâm hơn, bạn nên đề nghị cửa hàng xe máy cũ cho phép chạy thử.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra cẩn thận tình trạng của các ốc vít trên các chi tiết hoặc xích xe xem có bị gỉ sét hay không? Kiểm tra lốp xe xem có bị bào mòn nhiều hay không? Kiểm tra các chi tiết còi xe, đèn xe xem còn ổn không? Kiểm tra tất cả các chi tiết từ to đến nhỏ, từ ngoài vào trong một cách tỉ mỉ – tránh tình trạng rước “đống sắt gỉ” về nhà với giá quá cao.
4. Kiểm tra kỹ càng giấy tờ xe tại cửa hàng xe máy cũ
Kiểm tra giấy tờ xe như ca-vẹt xe, xem số khung – số máy cũng như các thông tin liên quan đến bảo hành và bảo hiểm xe. Bạn phải kiểm tra kỹ để tránh trường hợp mua phải xe ăn cắp, hoặc xe vẫn đang trong giai đoạn trả góp – chưa được thanh toán hết số tiền nợ.
Kiếm tra số khung, số máy trên xe khớp với khung trên giấy tờ. Thủ sẵn một tờ giấy trắng và 1 cây bút chì để thao tác lấy mã số khung, số máy trên xe để đối chiếu với trên giấy tờ. Bạn nên chủ động tham khảo một vài điểm nhận dạng và phân biệt giấy đăng ký chuẩn. Việc này, giúp bạn phần nào đánh giá được thời gian sử dụng của chiếc xe mà bạn đang xem.
5. Không nên mua ngay chiếc xe đầu tiên bạn thấy và hãy tin vào trực giác của bạn!
Nhiều người không lựa chọn giữa các mẫu xe trong cửa hàng xe máy cũ, mà mua luôn ngay từ chiếc xe đầu tiên. Tuy nhiên, lời khuyên đưa ra là: bạn nên tham khảo các mẫu xe tại nơi bán, kiểm tra kỹ các thông tin chi tiết của xe, tham khảo mức giá của xe tại nhiều cửa hàng khác nhau. Hơi tốn thời gian một chút, nhưng bạn sẽ tìm được cho mình một chiếc xe ưng ý và phù hợp hơn rất nhiều.
Bạn nên dành thời gian suy nghĩ để tỉnh táo đánh giá trước khi quyết định mua mẫu xe đó. Bạn cũng nên tin vào trực giác của mình, nếu bạn cảm thấy chiếc xe có vấn đề nào đó không ổn,có thể hỏi trực tiếp chủ cửa hàng xe máy cũ. Hoặc, bạn cũng có thể bỏ qua luôn.